Lần đầu tiên Việt Nam có nền tảng công nghệ đa dịch vụ thuần điện
Chiều 18.1, tại Tỉnh ủy Vĩnh Long, đoàn công tác do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Lê Minh Hưng làm trưởng đoàn đến công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.Theo đó, ông Bùi Văn Nghiêm, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long được Bộ Chính trị cho thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long nhiệm kỳ 2020 - 2025, điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng ban Nội chính T.Ư. Ông Trần Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, bổ nhiệm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long nhiệm kỳ 2020 - 2025; Chỉ định tham gia Đảng ủy Quân khu 9, nhiệm kỳ 2020 - 2025.Phát biểu tại buổi lễ, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Lê Minh Hưng cho biết, ông Trần Tiến Dũng được Bộ Chính trị đánh giá là cán bộ có năng lực, có tư duy, có phương pháp làm việc khoa học, quyết liệt. Trên các cương vị công tác ông luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và có những đóng góp quan trọng vào thành tích của cơ quan, đơn vị nơi công tác.Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Trần Tiến Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, cam kết sẽ nỗ lực hết mình để cùng tập thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Long đoàn kết, hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Ông khẳng định sẽ tiếp tục kế thừa những thành tựu của các thế hệ đi trước, nghiên cứu những quyết sách mới, cùng chính quyền và nhân dân xây dựng tỉnh Vĩnh Long ngày càng giàu đẹp.Ông Trần Tiến Dũng, 50 tuổi, quê TP.Nam Định, Nam Định, trình độ thạc sĩ luật, cao cấp lý luận chính trị. Ông có hơn 20 năm công tác trong ngành tư pháp, trưởng thành qua nhiều vị trí công tác từ chuyên viên, thư ký lãnh đạo, phó chánh văn phòng, chánh văn phòng bộ; được Thủ tướng bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Tư pháp (năm 2016).Ông Trần Tiến Dũng từng đảm đương chức vụ Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu từ năm 2019 - 2021; nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ngày 15.5.2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điều động, bổ nhiệm ông Trần Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu nhiệm kỳ 2021 - 2026 tái giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.Ford Everest 2024 về Việt Nam, cắt bớt trang bị
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc đẩy lệnh ngừng bắn hoàn toàn trong 30 ngày như bước đầu tiên hướng tới một giải pháp rộng rãi hơn cho cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài hơn 3 năm qua.Tuy nhiên, trong cuộc điện đàm kéo dài 90 phút với Tổng thống Trump hôm 18.3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã từ chối ngừng bắn hoàn toàn, nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận nào như thế sẽ phụ thuộc vào việc phương Tây ngừng mọi viện trợ quân sự cho Ukraine.Theo Điện Kremlin, Tổng thống Putin đã ra lệnh cho quân đội Nga tạm dừng tấn công vào các mục tiêu năng lượng của Ukraine trong 30 ngày. Ông Zelensky đã hoan nghênh lệnh ngừng bắn nhắm vào cơ sở năng lượng được đề xuất nhưng cho hay ông cần thêm "chi tiết" từ Mỹ.Sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin hôm 18.3, đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff nói với Kênh Fox News rằng các cuộc đàm phán với Nga về xung đột Nga- Ukraine sẽ diễn ra tại thành phố Jeddah của Ả Rập Xê Út vào ngày 23.3.Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau cuộc điện đàm nói trên, tiếng nổ xuất hiện và còi báo động không kích hú lên ở Ukraine, theo AFP.Tổng thống Zelensky hôm nay 19.3 nói rằng "đã có những cuộc tấn công, cụ thể là vào cơ sở hạ tầng dân sự", trong đó có một bệnh viện ở tỉnh Sumy của Ukraine. "Những cuộc tấn công ban đêm kiểu này của Nga đã phá hủy ngành năng lượng, cơ sở hạ tầng và cuộc sống bình thường của người dân Ukraine. Hôm nay, ông Putin đã bác bỏ đề xuất ngừng bắn hoàn toàn", ông Zelensky nói.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga đối với cáo buộc mới của Ukraine.Ông Zelensky đã chấp nhận đề xuất ngừng bắn hoàn toàn trong các cuộc đàm phán tại Ả Rập Xê Út trong tuần trước, và chỉ trích Nga không sẵn sàng trong việc đạt được thỏa thuận. "Họ chưa sẵn sàng chấm dứt cuộc chiến này, và chúng tôi có thể thấy điều đó", ông Zelensky nhấn mạnh.Mặt khác, ông Zelensky đã tuyên bố quân đội Ukraine sẽ tiếp tục chiến đấu ở tỉnh Kursk của Nga "miễn là chúng tôi cần", sau nhiều ngày Nga tiến quân mạnh vào khu vực bị lực lượng của Kyiv kiểm soát một phần vào năm ngoái.Trong khi đó, Reuters hôm nay đưa tin chính quyền vùng Krasnodar thuộc Nga cáo buộc rằng một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine đã gây ra đám cháy nhỏ tại một kho dầu gần làng Kavkazskaya. Không có ai bị thương trong vụ cháy lan rộng trên diện tích 20 m2, nhưng 30 nhân viên đã được sơ tán, theo chính quyền khu vực thông báo trên ứng dụng nhắn tin Telegram.Phía Ukraine chưa bình luận thông tin Nga đưa ra.
Hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, Việt Nam vẫn giữ vững cục diện đất nước hòa bình, ổn định và phát triển. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí đã nhấn mạnh: "Việt Nam được dư luận quốc tế coi là một trong những điểm sáng của khu vực".Phó thủ tướng cho biết, trong năm 2024, Việt Nam đã tiến hành tổng cộng 60 hoạt động đối ngoại, trong đó có 21 chuyến thăm tới các nước và tham dự các hội nghị đa phương; đón 25 đoàn lãnh đạo các nước thăm Việt Nam, ký kết mới hơn 170 thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực có nhu cầu và lợi ích.Trong năm nay Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện với các đối tác lớn như Úc, Pháp, Malaysia, nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược với Brazil, thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Mông Cổ và UAE. Bên cạnh đó, với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Malawi, Việt Nam đã chính thức có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước châu Phi, nâng các nước có quan hệ ngoại giao lên 194 nước"Các hoạt động đối ngoại được triển khai một cách chủ động, tích cực, đạt nhiều kết quả thực chất, tạo nên tầm vóc đối ngoại mới, tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", ông Sơn khẳng định.Chia sẻ về đối ngoại, ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, đối ngoại đóng vai trò quan trọng, định vị Việt Nam thuận lợi trong dòng chảy của thời đại và kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phục vụ cho sự vươn mình của đất nước."Yếu tố bảo đảm cho sự vươn lên của dân tộc là môi trường chiến lược hòa bình, hữu nghị, hợp tác thuận lợi cho phát triển. Do đó nhiệm vụ của đối ngoại là làm thế nào củng cố, giữ vững cục diện này vững vàng trước các biến động, tạo điều kiện cho đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới", Phó thủ tướng nhấn mạnh.Bên cạnh đó, đối ngoại có thể đóng vai trò kiến tạo, động lực, mở ra các cơ hội mới cho đất nước vươn mình. Trong đó đối ngoại đóng vai trò kết nối nội lực với ngoại lực, trong đó nội lực là cơ bản, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá.'Việt Nam có khả năng, điều kiện tham gia nhiều hơn nhưng cũng được kỳ vọng đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, phát triển và giải quyết các vấn đề chung của nhân loại, góp phần xây dựng và bảo vệ trật tự quốc tế công bằng, bình đẳng dựa trên luật pháp quốc tế", Phó thủ tướng khẳng định.Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn chia sẻ thêm, tầm vóc lịch sử và văn hóa, vị thế chính trị và kinh tế của đất nước tạo điều kiện cho việc phát huy "sức mạnh mềm" của dân tộc. Đồng thời, để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới đòi hỏi cần xây dựng nền đối ngoại, ngoại giao ngày càng toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, ngoại giao kinh tế tiếp tục đóng góp tích cực vào những thành tựu kinh tế chung của đất nước dù kinh tế thế giới còn trong giai đoạn khó khăn.Trong năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu dự kiến cán mốc kỷ lục mới hơn 800 tỉ USD; Việt Nam tiếp tục là một trong những nước tiếp nhận FDI lớn nhất thế giới; đón hơn 15,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong 11 tháng đầu năm, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2023.Bên cạnh đó, theo Phó thủ tướng, gần 6 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại hơn 130 quốc gia là bộ phận không thể tách rời của dân tộc.Nguồn đầu tư, kiều hối, tri thức của kiều bào thực sự là những nguồn lực quan trọng cho phát triển đất nước với 421 dự án FDI và tổng vốn đăng ký 1,72 tỉ USD tại 42/63 tỉnh, thành; nguồn kiều hối dự báo đạt 16 tỉ USD năm 2024.
Ngày 13.3, một lãnh đạo UBND xã Phạm Văn Hai (H.Bình Chánh) cho biết, Công an xã Phạm Văn Hai đang xác minh, làm rõ vụ việc 2 tài xế dừng xe, đánh nhau trên cầu Bà Lát.Cùng ngày, mạng xã hội lan truyền đoạn clip hơn 30 giây ghi lại cảnh 2 tài xế đánh nhau loạn xạ trên cầu Bà Lát. Vụ việc gây ùn ứ giao thông trên đường.Qua tìm hiểu, vụ việc xảy ra trên cầu Bà Lát (xã Phạm Văn Hai) vào khoảng 8 giờ 30 cùng ngày.Theo người dân, thời điểm trên, 2 xe tải chạy cùng chiều trên đường Trần Văn Giàu theo hướng từ TP.HCM về Long An. Trong lúc vượt xe thì 2 tài xế xảy ra mâu thuẫn cự cãi. Đỉnh điểm, 2 tài xế xuống xe, lao vào đánh nhau loạn xạ trên cầu Bà Lát. Sự việc khiến các phương tiện phía sau ùn ứ.Lúc này, người dân cùng thanh niên xung phong đang đứng điều tiết giao thông gần đó đến can ngăn vụ đánh nhau. "Dù chưa va chạm giao thông nhưng 2 người này dừng xe đánh nhau dữ dội. Nghe chúng tôi gọi báo công an họ mới dừng lại, lên xe rời đi", một người dân cho biết.Sự việc 2 tài xế xe tải đánh nhau trên cầu Bà Lát (H.Bình Chánh) đang được công an xác minh, làm rõ.
Một doanh nghiệp bị phạt hơn nửa tỉ đồng do bán chui cổ phiếu
Bệnh tim được xem là nghiêm trọng vì là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất thế giới. Một số bệnh tim có tính chất di truyền như bệnh cơ tim phì đại, cơ tim giãn, cơ tim thất phải gây loạn nhịp hoặc tăng cholesterol máu có tính gia đình, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Những người tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim cần tránh những thói quen sau:Thỉnh thoảng thưởng thức các món tráng miệng sau bữa ăn là điều bình thường nhưng không nên duy trì thành thói quen. Các chuyên gia cho biết ăn thêm đồ ngọt sau bữa ăn sẽ khiến đường huyết tăng cao đột ngột, gây dư thừa calo, cuối cùng dẫn đến tăng cân và tăng nồng độ cholesterol trong máu. Những tình trạng này qua thời gian sẽ dẫn đến đau tim.Những người tiền sử gia đình mắc bệnh tim cần hết sức cẩn thận không chỉ với chế độ ăn và còn cả thời điểm ăn. Ăn quá muộn vào ban đêm không chỉ dễ gây rối loạn tiêu hóa mà còn làm tăng nồng độ chất béo trung tính trong máu, từ đó dễ dẫn đến đau tim.Để bảo vệ sức khỏe tim mạch, mọi người nên ăn bữa tối vào khoảng 19 giờ hằng ngày. Bữa tối cần tránh các món nhiều đường, dầu mỡ và muối, đồng thời ưu tiên ăn rau củ, trái cây.Ngồi nhiều có thể gây ra các vấn đề tim mạch bằng cách làm chậm lưu thông máu, làm chất béo tích tụ trong thành động mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, cuối cùng dẫn đến các bệnh tim mạch, trong đó có đau tim.Các chuyên gia sức khỏe cho biết khi chúng ta ngồi, cơ bắp sẽ không chủ động bơm máu về tim. Điều này qua thời gian sẽ làm tăng huyết áp và dễ gây kháng insulin. Cả hai yếu tố này đều dẫn đến các vấn đề tim mạch.Một thói quen nữa mà những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim cần tránh là thức khuya. Thức khuya sẽ làm tăng hoóc môn căng thẳng, làm gián đoạn giấc ngủ và gây thêm áp lực cho tim, theo Healthline.